Nhắm mắt nhưng không ngủ được là hiện tượng gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nhắm mắt nhưng không ngủ được gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống con người. Hiện tượng này xảy đến do ảnh hưởng thói quen sinh hoạt, bệnh lý, tuổi tác… Muốn khắc phục phải loại bỏ kịp thời những tác nhân gây khó ngủ, để nhanh chóng tìm lại giấc ngủ ngon.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là hiện tượng gì?

Trong quá trình ngủ, nhắm mắt đóng vai trò làm nền nhưng không đảm bảo cơ thể bạn đang ngủ. Nếu nhắm mắt mà tâm trí vẫn nghĩ lung tung, lo lắng thì não bộ không chuyển sang trạng thái thư giãn để chìm vào giấc ngủ. Nhiều trường hợp mắt nhắm, cơ thể ngủ nhưng giấc ngủ bị chập chờn, dễ tỉnh giấc bởi những tiếng động nhỏ và rất khó để ngủ lại.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là hiện tượng khi cơn buồn ngủ ập tới, bạn đặt lưng xuống giường, nhắm mắt nhưng không thể nào ngủ được. Vấn đề này không phải là bệnh lý mà là một triệu chứng của bệnh khó ngủ, mất ngủ. 

Người già thường khó ngủ do ảnh hưởng cơn đau nhức xương khớp
Người già thường khó ngủ do ảnh hưởng cơn đau nhức xương khớp

Nhắm mắt nhưng không ngủ được gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Tình trạng khó ngủ kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và có thể gặp một số tình trạng sau:

  • Hệ miễn dịch kém.
  • Căng thẳng, stress, hay cáu gắt, nổi nóng vô cớ, tâm trạng thất thường, thiếu tỉnh táo.
  • Bị bệnh đái tháo đường tuyp 2.
  • Các vấn đề liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.
  • Trầm cảm, rối loạn tâm thần, thừa cân, béo phì.
  • Mất tập trung, suy giảm năng suất lao động.
  • Lão hóa nhanh, da xuất hiện nhiều nếp nhăn, nổi mụn.
  • Suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân khiến nhắm mắt nhưng không ngủ được

Ai cũng mong có một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc vất vả nhưng khi nằm trên giường, nhắm mắt nhưng vẫn không sao ngủ được khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bực dọc. Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố sau:

Do tác động từ môi trường ngủ

Không gian phòng ngủ là yếu tố quan trọng quyết định giấc ngủ của mỗi người. Bạn sẽ khó ngủ nếu môi trường ngủ gặp tình trạng dưới đây:

  • Phòng ngủ chật hẹp, bí bách, không thông thoáng, gây ngộp.
  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Ánh sáng trong phòng quá chói, gây khó chịu cho mắt.
  • Nệm, chăn, ga, gối quá cứng, không đem lại sự thoải mái.
  • Phòng ngủ không cách âm, bị nhiễm tiếng ồn từ bên ngoài..

Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể do một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh diễn ra thường xuyên như:

  • Thay đổi nhịp sinh học: ngủ trưa quá nhiều trên 45 phút, thức quá khuya. Hoặc do thay đổi múi giờ nếu bạn đến một đất nước khác ở khu vực vị trí địa lý khác.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: ánh sáng xanh của các thiết bị này làm giảm hoạt chất gây buồn ngủ melatonin, kích thích não hoạt động dẫn đến khó ngủ, gây rối loạn giấc ngủ.
  • Lười tập thể dục: cơ thể ít vận động sẽ trở nên trì trệ, mệt mỏi, uể oả, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa caffeine trong ngày như cà phê, socola, nước tăng lực, bia, rượu… Những chất này vừa gây hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, vừa ảnh hưởng đến thần kinh, vừa gây khó ngủ.
  • Ăn quá nhiều chất béo, ăn tối muộn và ăn quá no khiến cơ thể không kịp tiêu hóa. Cơ thể xuất hiện các hiện tượng bồn chồn, khát nước, ợ hơi, đầy bụng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. .
Tránh xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Tránh xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Do vấn đề tuổi tác

Ở con người, tuyến yên có tác dụng tiết ra hormone tăng trưởng HGH có tác dụng phục hồi năng lượng, tái tạo chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn. Đối với người càng lớn tuổi, lượng HGH càng giảm đi. Do đó, tuổi tác càng cao sẽ càng ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng ngủ. 

Người cao tuổi thường bị suy giảm chức năng hoạt động của hệ thần kinh khiến họ rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thậm chí mất ngủ.

Ngoài ra, tất cả những bệnh lý phổ biến ở người già như đau nhức xương khớp, hô hấp, tiêu hóa… đều gây ra khó ngủ, họ lên giường ngả lưng và nhắm mắt nhưng không ngủ được.

Do vấn đề bệnh lý

Khi bị bệnh, con người thường hay lo lắng, sợ hãi, tâm lý không ổn định, suy nghĩ nhiều dẫn đến khó ngủ. Hiện tượng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể báo hiệu bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe có liên quan đến các bệnh như:

  • Bệnh tim mạch, viêm khớp.
  • Đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bệnh hen suyễn.
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Nội tiết tố thay đổi ở phụ nữ.
  • Rối loạn lo âu, stress, trầm cảm, suy nhược thần kinh.
  • Bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây y.

Biểu hiện chứng khó ngủ

Ngủ sâu giấc có tác động rất lớn đến sức khỏe con người, giúp cơ thể có thời gian được nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng. Những đối tượng thường xuyên khó ngủ thường có những biểu hiện sau:

  • Nhắm mắt nhưng không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ chập chờn, không sâu giấc. Khi thức dậy bất chợt rất khó ngủ trở lại.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, tư duy kém, phản xạ yếu.
  • Thời lượng giấc ngủ ngắn dưới 8 tiếng/ngày. 
  • Luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
  • Thường xuyên cáu giận, lo lắng, mất tập trung, hay quên.
Tập yoga cũng là cách để ngủ ngon
Tập yoga cũng là cách để ngủ ngon

Cách điều trị giúp cải thiện giấc ngủ

Để cải thiện giấc ngủ, khắc phục được tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau đây:

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Thời gian ngủ trưa chỉ nên từ 15-30 phút/ngày, ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau, trái cây, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo. Uống đủ nước, không uống cà phê, trà trước giờ đi ngủ. Không ăn quá nhiều vào buổi tối, làm sạch bàng quang trước khi đi ngủ để giấc ngủ chất lượng hơn.

Thay đổi không gian ngủ

Thay bộ chăn, ga, gối, đệm sang loại mềm hơn, chất liệu thoải mái hơn để gia tăng chất lượng giấc ngủ. Nên tắt hết ánh sáng không cần thiết khi đi ngủ, điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp.

Thực hiện phương pháp thư giãn cơ bắp

Nếu mãi không ngủ được, hãy thực hiện phương pháp này như sau:

  • Nhướng cao chân mày trong 5 giây, giúp căng cơ trán.
  • Thư giãn toàn bộ cơ bắp trong 10 giây, giúp cơ thể thoải mái.
  • Nở nụ cười rộng và giữ trong 5 giây, điều này khiến đôi má của bạn căng lên. 
  • Tạm dừng 10 giây. Sau đó nheo mắt làm động tác mắt nhắm mắt hở, giữ 5 giây.
  • Nghiêng đầu ra sau một chút, giữ 5 giây để thư giãn cổ.
  • Duỗi thẳng tay, chân, làm căng cơ, giữ yên 5 giây rồi thả lỏng. 

Khi tập trung hoàn toàn vào cảm giác thư giãn toàn thân, bạn sẽ dần chìm vào giấc ngủ ngay cả khi bạn chưa hoàn thành hết các thao tác với các phần còn lại của cơ thể.

Liệu pháp trị liệu thuần tự nhiên

Người bệnh có thể tập yoga, thiền, ngâm chân trong nước ấm, đi spa để massage hoặc sử dụng các liệu pháp trị liệu thuần tự nhiên mà không dùng thuốc như trị liệu đông y cổ truyền, trị liệu chuông xoay, …để được tinh thần được thoải mái và thư giãn, nâng cao chất lượng chất ngủ. 

Xem thêm: 15 cách ngủ sâu giấc hiệu quả

Lời kết

Nếu tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được kéo dài với tần suất 3-4 lần/tuần và bạn đã thử các biện pháp để khắc phục nhưng không đạt hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Với âm thanh kỳ diệu của chuông xoay Himalaya, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái thiền định, cảm giác bình an trong tâm hồn, xoa dịu tâm trí, dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. 

Trị liệu chuông xoay là liệu pháp âm thanh không xâm lấn, mang lại hiệu quả cao chỉ sau một liệu trình. Hãy đến ngay An Healthy để trải nghiệm âm vang thần kỳ của những chiếc chuông biết hát nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook
Zalo
Hotline